Kiến thức

Đấu thầu là gì? Những lưu ý khi tham gia đấu thầu xây dựng

đấu thầu là gì

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn mình, thường được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Vậy đấu thầu là gì? Gồm những phương thức đấu thầu nào? Các vấn đề xoay quanh khái niệm này sẽ được giải đáp qua bài viết Group 4N chia sẻ dưới đây

Đấu thầu là gì?

Căn cứ vào khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn ra nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn, mua sắm các mặt hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo các hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở nhằm bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

đấu thầu là gì

Đấu thầu là gì? Những kinh nghiệm cần thiết khi đấu thầu xây dựng

Hiểu một cách đơn giản, đấu thầu là quá trình mà bên mời thầu lựa chọn nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) đáp ứng những yêu cầu của mình

Lý do cần đấu thầu là gì?

Phía bên mời thầu tiến hành đấu thầu để các nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) cạnh tranh lẫn nhau. Mục tiêu của việc này là tìm kiếm nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) thỏa mãn những yêu cầu của mình về các vấn đề kỹ thuật, chất lượng với giá thành thấp nhất. Chính vì vậy, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế phát triển, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Với đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ buộc cần phải tuân thủ theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013

Với đấu thầu tư nhân, không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu thì phía bên mời thầu vẫn có quyền lựa chọn hình thức áp dụng luật đấu thầu (hoặc không, tuỳ thuộc vào yêu cầu của phía mời thầu).

Do đấu thầu tạo cạnh tranh, nên thị trường to lớn này cạnh tranh cũng cực kỳ gay go, mặc dù vậy các doanh nghiệp khó bỏ qua bởi đây là phương thức kinh doanh chủ đạo của những công ty, doanh nghiệp lớn, bên cạnh đó với nguồn vốn mạnh và quy mô lớn của thị trường này sẽ luôn thu hút các doanh nghiệp tìm tới.

Đấu thầu là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và các phương thức?

Đặc điểm của đấu thầu là gì?

  • Đấu thầu là một hợp đồng thương mại: Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ các điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận. Bên mời thầu xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ
  • Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng: Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, bên trúng thầu sẽ cùng với bên tổ chức đấu thầu đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc xây lắp.
  • Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu thầu: Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như chỉ định đầu tư.
  • Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu gồm hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu: Hồ sơ mời thầu là giấy tờ pháp lý do bên mời thầu lập, theo đó có những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Hồ sơ dự thầu thể hiện năng, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước những yêu cầu trong hồ sơ mời thầu
  • Giá của gói thầu: Phía dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì sẽ có để thắng thầu cho dù có tốt. Bên dự thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu mà có giá càng thấp sẽ dễ có cơ hội thắng thầu

Tìm hiểu về đấu thầu nhà nước & đấu thầu tư nhân

Đấu thầu nhà nước

  • Đấu thầu nhà nước hay còn gọi là mua sắm công hoặc mua sắm của chính ph. Những dự án mua sắm sử dụng ngân sách nhà nước nằm trong thị trường này. Các đặc điểm của thị trường này cụ thể như sau:
  • Thị trường cạnh tranh.
  • Nguồn ngân sách lớn.
  • Yêu cầu năng lực cao. Khắt khe chi tiết về hồ sơ năng lực. Nhiều khi trượt thầu chỉ bởi về hồ sơ chứ không phải từ năng lực kém.
  • Thủ tục phức tạp, khó khăn với những doanh nghiệp chưa từng tham gia đấu thầu trước lần nào.

Đấu thầu tư nhân

  • Đấu thầu tư nhân (hay còn gọi là mua sắm tư/ mua sắm doanh nghiệp – trong tiếng Anh B2B là Business to Business), là cách thức mua sắm của doanh nghiệp, công ty sử dụng vốn tư nhân. Các dự án của doanh nghiệp tư nhân, sử dụng nguồn vốn tư nhân để mời các nhà thầu thì các gói thầu đó nằm trong thị trường này. Một số đặc điểm của thị trường này là:
  • Thị trường còn khá mới mẻ do doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam mới bắt đầu có sự phát triển mạnh gần đây. Tiềm năng mở rộng, phát triển còn nhiều.
  • Nguồn ngân sách tương đối lớn nhưng rời rạc thiếu tập trung: Trước đây gần như các doanh nghiệp tư nhân là mua sắm nhỏ lẻ, trong đó các tập đoàn như Vingroup, Lotte, Masan thường xuyên mua sắm thì thường phải sử dụng sàn riêng hoặc mời thầu trên website riêng của họ nên chưa thật sự tập trung.
  • Không đòi hỏi và yêu cầu khắt khe về hồ sơ. Chỉ cần khả năng đáp ứng phù hợp yêu cầu.
  • Nhanh: Bởi sử dụng nguồn vốn tư nhân nên thủ tục khá linh hoạt, đàm phán ký kết hợp đồng và giải ngân nhanh chóng.

Đấu thầu (Bidding) là gì? Qui định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Hình thức và phương thức đấu thầu là gì?

Hình thức đấu thầu

  • Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia
  • Đấu thầu hạn chế: Phía mời thầu mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự đấu thầu. Theo quy chế đấu thầu tại Việt Nam thì số nhà thầu tối thiểu có thể tham dự là 5
  • Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng
  • Tự thực hiện: Đây là hình thức được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực để thực hiện

Phương thức đấu thầu

Đấu thầu một túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho những gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu sẽ chỉ được tiến hành một lần.

Đấu thầu hai túi hồ sơ

Phương thức này chỉ có thể áp dụng đối với đầu thầu tuyển chọn tư vấn. Nhà thầu đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng thời điểm. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên và không có tiêu chí đạt điểm dưới 50% sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá.

các hình thức đấu thầu là gì

Đấu thầu hai giai đoạn

Phương thức này sẽ được áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên
  • Các gói thầu mua sắm hàng hóa mang tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật.
  • Các gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp

Hai giai đoạn của đấu thầu hai giai đoạn

Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu

  • Tùy vào quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu
  • Chủ đầu tư cung cấp cho các nhà thầu tham dự các tài liệu gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu.
  • Nhà thầu tham dự sơ tuyển cần phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển
  • Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không được vượt quá 1% giá trị gói thấu

Giai đoạn đấu thầu

  • Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu đã được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu
  • Phía nhà thầu tham dự phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu
  • Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không được vượt quá 3% giá gói thầu.

lưu ý khi đấu thầu là gì

Những thông tin và ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu

– Cơ sở pháp lý: Thuộc điều 8 và điều 9 Luật đấu thầu năm 2013

Thông tin về đấu thầu

– Các thông tin cần được đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu cụ thể gồm:

+ Dự định lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

+ Thông báo mời quan tâm, mời sơ tuyển

+ Thông báo mời chào hàng, mời thầu

+ Danh sách ngắn

+ Kết quả chọn nhà đầu tư, nhà thầu;

+ Kết quả mở thầu với trường hợp đấu thầu qua mạng;

+ Thông tin xử lý vi phạm về đấu thầu;

+ Văn bản quy phạm pháp luật cụ thể về đấu thầu;

+ Danh mục dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án sử dụng đất;

+ Dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo đấu thầu;

+ Thông tin liên quan khác

– Những thông tin quy định khoản 1 Điều này khuyến khích được đăng tải trên trang tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng khác.

– Chính phủ quy định Điều này chi tiết.

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt trường hợp đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hay tiếng Việt đối với đấu thầu quốc tế.

Đồng tiền trong đấu thầu

Trường hợp là đấu thầu trong nước, nhà thầu chỉ chào thầu bằng đồng Việt Nam.

Còn với đấu thầu quốc tế:

+ Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định về tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không vượt mức quá ba đồng tiền; với một hạng mục công việc nào đó thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền duy nhất;

+ Nếu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi xem xét hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; nếu trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì yêu cầu quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và cơ sở xác định tỷ giá quy đổi;

+ Đối với phí trong nước liên quan tới việc tiến hành gói thầu, nhà thầu buộc phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;

+ Đối với phí ngoài nước liên quan đến việc tiến hành gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền ngoài nước.

Những điều cần biết khi đấu thầu là gì trong xây dựng?

Chắc chắn về khả năng của mình

Các nhà thầu xây dựng cần chắc chắn rằng gói thầu nằm trong khả năng của đơn vị mình. Nếu gói thầu vượt quá tiềm lực kinh tế cùng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp thì nên tìm một cơ hội khác.

Các nhà thầu nên phát triển từ các công trình nhỏ. Khi có thể đảm bảo được tiến độ và chất lượng xây dựng công trình được giao, thương hiệu doanh nghiệp sẽ dần có tên tuổi

Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu

Trước khi tham gia đấu thầu, doanh nghiệp cần có một bộ hồ sơ “đẹp” theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hình thức của hồ sơ thầu là một trong những yếu tố quan trọng để tạo được ấn tượng với chủ đầu tư từ những chi tiết nhỏ nhất

Chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng, nói lên khả năng thanh toán huy động vốn và khả năng thanh toán công nợ của nhà thầu

Nội dung là yếu tốt mấu chốt quyết định nhàu thầu có trúng thầu hay không. Một bộ hồ sơ gồm các thông tin tài chính, dự án đã tham gia, thành công đạt được trong hoạt động xây dựng sẽ là căn cứ quyết định chọn nhà thầu từ chủ đầu tư.

hồ sơ dự thầu

Chiến lược xây dựng đơn vị

Điều kiện ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cuối cùng của chủ đầu tư chính là chất lượng của đơn vị, chất lượng công trình.

Doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn cũng như đảm bảo uy tín về tiến độ thi công.

Và giá trị cốt lõi các chủ đầu tư hướng tới là tìm được nhà thầu đảm bảo xây dựng công trình chất lượng, đúng tiến độ, và có mức giá thấp nhất

Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc về vấn đề đấu thầu là gì? Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích nếu có tham gia hoặc công việc liên quan đến vân đề này.

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *