Bài viết này với mục đích Giải đáp kiến thức kim sinh thủy và ứng dụng phong thuỷ đời sống. Đặc điểm của những người mệnh kim và những người mệnh thuỷ. Và giải nghĩa mối quan hệ của chúng.

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Chu kỳ Tương sinh Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
Như vậy có thể hiểu Kim sinh thuỷ:
Kim loại sẽ không bị nước bào mòn, trôi rửa. Mệnh Thủy tương sinh với Kim cho nên khi sử dụng những vật mang màu sắc của mệnh Kim hoặc hợp với mệnh Kim thì sẽ giúp Thủy thuận lợi hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thổ khắc Thủy bởi vì đất sẽ cản nước.
Đặc điểm của người mệnh kim
Kim (金) là yếu tố thứ tư trong Ngũ hành. Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm. Màu sắc đặc trưng của Kim là vàng đồng hoặc trắng bạc. Kim còn là biểu tượng chân khí, hư âm, chi môn, và sắc thái. Thuộc tính Kim thường mang giá trị tiềm ẩn, nội lực vững chắc, gia cố bền bỉ.
Tính cách người thuộc hành này
Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ thăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.
- Tích cực: Mạnh mẽ, bền bỉ, có trực giác và lôi cuốn.
- Tiêu cực: Cứng nhắc, kiêu kỳ, sầu muộn và nghiêm nghị.
Vạn vật thuộc hành này
- Tất cả các kim loại.
- Hình dáng tròn bầu.
- Mái vòm
- Vật dụng kim khí
- Cửa và bậc cửa.
- Đồ dùng nhà bếp.
- Màu trắng, xám, bạc và vàng ươm.
- Tiền đồng.
- Đồng hồ.
- Đồ điện tử
- Sao Kim
- Khí (Gió)
Người mệnh Kim sinh năm nào?
- Sinh năm 1932, 1992 – Nhâm Thân.
- Sinh năm 1955, 2015 – Ất Mùi.
- Sinh năm 1984, 1924 – Giáp Tý
- Sinh năm 1933, 1993 – Tuổi Quý Dậu.
- Sinh năm 1962, 2022 – Tuổi Nhâm Dần.
- Sinh năm 1985, 1925 – Tuổi Ất Sửu.
- Sinh năm 1940, 2000 – Tuổi Canh Thìn.
- Sinh năm 1963, 2023 – Tuổi Quý Mão.
Hiểu về ngũ hành tương sinh
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
Giải thích về kim sinh thuỷ là gì và ý nghĩa
Kim sinh Thủy, kim loại sẽ không bị nước bào mòn, trôi rửa. Mệnh Thủy tương sinh với Kim cho nên khi sử dụng những vật mang màu sắc của mệnh Kim hoặc hợp với mệnh Kim thì sẽ giúp Thủy thuận lợi hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Đặc điểm chung của người mệnh thuỷ
Thủy (水 ) là yếu tố thứ năm trong Ngũ hành.
Đặc điểm
Hành Thủy chỉ về mùa đông và nước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp. Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết. Khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.
Tính cách người thuộc hành này
Người mạng Thủy giao tiếp tốt. Họ có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.
- Tích cực: Có khuynh hướng nghệ thuật, thích kết bạn và biết cảm thông.
- Tiêu cực: Nhạy cảm, mau thay đổi và gây phiền nhiễu.
Vạn vật thuộc hành này
- Sông suối, ao hồ.
- Màu xanh dương và màu đen.
- Gương soi và kính
- Các đường uốn khúc
- Đài phun nước
- Bể cá
- Tranh về nước.
Người mệnh Thuỷ sinh năm nào?
- Bính Tý – 1936, 1996.
- Quý Tỵ – 1953, 2013.
- Nhâm Tuất – 1982, 1922.
- Đinh Sửu – 1937, 1997.
- Bính Ngọ – 1966, 2026.
- Quý Hợi – 1983, 1923.
- Giáp Thân – 1944, 2004.
- Đinh Mùi – 1967, 2027.
Ứng dụng của kim sinh thuỷ trong kiến trúc và đời sống
Mọi thông tin bạn có thể xem thêm tại các cuốn sach phong thuy
Mối quan hệ trong ngũ hành tương sinh
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.
Quan hệ Ngũ hành với các lĩnh vực khác
Ngũ hành | Mộc 木 | Hỏa 火 | Thổ 土 | Kim 金 | Thủy 水 |
---|---|---|---|---|---|
Ngũ sắc | Lục | Đỏ | Vàng | Trắng | Đen |
Phương hướng | Đông | Nam | Trung (giữa) | Tây | Bắc |
Mùa | Xuân | Hạ | Trưởng Hạ (cuối hè) | Thu | Đông |
Bàn tay | Ngón cái | ngón trỏ | Ngón giữa | Ngón áp út | Ngón út |
Thiên can | Giáp, Ất | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ | Canh, Tân | Nhâm, Quý |
Địa chi | Dần, Mão | Tị, Ngọ | Sửu, Thìn, Mùi, Tuất | Thân, Dậu | Tý, Hợi |
Ngũ Thường | Nhân | Lễ | Tín | Nghĩa | Trí |
Ngũ Phúc, Đức | Thọ: Sống lâu | Khang: Khỏe mạnh | Ninh: An lành | Phú: Giàu có | Quý: Danh hiển |
Trạng thái | Sinh | Trưởng | Hóa | Cấu | Tàng |
Thời tiết | Gió (ấm) | Nóng | Ôn hòa | Sương (mát) | Lạnh |
Ngày trong tuần[a] | Thứ Năm (Mộc diệu) | Thứ Ba (Hỏa diệu) | Thứ Bảy (Thổ diệu) | Thứ Sáu (Kim diệu) | Thứ Tư (Thủy diệu) |
Thời gian trong ngày | Rạng sáng | Giữa trưa | Chiều | Tối | Nửa đêm |
Năng lượng | Nảy sinh | Mở rộng | Cân bằng | Thu nhỏ | Bảo toàn |
Giọng | Mộc (cao độ trung bình, gần gũi) | Hỏa (giọng hơi, thì thào) | Thổ (trầm, khàn) | Kim (cao, vang) | Thủy (mềm mại, ngọt ngào) |
Số Hà Đồ | 3 | 2 | 5 | 4 | 1 |
Cửu Cung | 3, 4 | 9 | 5, 8, 2 | 7, 6 | 1 |
Ngũ xú(năm mùi khí) | Hôi, Khai | Khét | Thơm | Tanh | Thối |
Thế đất | Dài | Nhọn | Vuông | Tròn | Ngoằn ngoèo |
Ngũ quan | Thân, Bì (xúc giác) | Nhãn (mắt, thị giác) | Nhĩ (tai, thính giác) | Tị (mũi, khứu giác) | Thiệt (lưỡi, vị giác) |
Ngũ tạng | Can (gan) | Tâm (tim), Tâm bao | Tỳ (hệ tiêu hoá) | Phế (phổi) | Thận (hệ bài tiết) |
Lục phủ | Đảm/Đởm (mật) | Tiểu Tràng (ruột non), Tam tiêu | Vị (dạ dày) | Đại Tràng (ruột già) | Bàng quang |
Mùi vị | Chua (toan) | Đắng (khổ) | Ngọt, Nhạt (cam) | Cay (tân) | Mặn (hàm) |
Ngũ thể | Cân (gân) | Huyết mạch (mạch máu) | Cơ nhục (thịt) | Bì (da) | Cốt (Xương) |
Ngũ dịch | Mồ hôi | Nước mắt | Nước dịch tai | Nước mũi | Nước miếng |
Ngũ tàng | Hồn | Thần | Ý | Phách | Trí |
Nguồn tham khảo: https://kientrucsuvietnam.vn/kim-sinh-thuy/