Kiến thức

Nguyên quán là gì? Quê quán là gì? Phân biệt nguyên quán và quê quán

nguyên quán là gì quê quán là gì

Nguyên quán và quê quán thường xuất hiện trong các loại giấy tờ văn bản như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề nguyên quán là gì, quê quán là gì và phân biệt hai khái niệm này. Mời bạn đọc cùng GROUP 4N tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây

nguyên quán là gì quê quán là gì

Nguyên quán là gì? Quê quán là gì? Cùng phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này

Nguyên quán là gì?

Nguyên quán được hiểu là thuật ngữ chỉ nguồn gốc của cá nhân, được xác định bằng các căn cứ nhất định. Nguyên quán là nơi có nhiều định cư nhất theo hiểu biết của người khai. Có thể xác định được một cách chính xác nếu có gia phả.

Quê quán là gì?

Quê quán được hiểu là nơi sinh trưởng của người cha hoặc mẹ. Là nơi mà người cha hoặc người mẹ của cá nhân kê khai làm hộ tịch. Với cách hiểu này, pháp luật Việt Nam cũng có quy định về cách xác định quê quán

Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như thế nào?

Như đã trích dẫn phía trên, quê quán của một người được xác định theo quê quán của bố hoặc mẹ theo thỏa thuận của bố, mẹ hoặc theo tập quán được đề cập trong giấy tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi thường trú là nơi cư trú của cá nhân thường xuyên, đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại cơ quan công an có thẩm quyền, được ghi vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú có thể không giống nhau. Chẳng hạn như: Quê của anh A được xác định theo quê của bố và ghi nhận trên giấy khai sinh là Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Cha mẹ anh A sinh sống tại Hà Nội và thường trú tại nơi đây. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký khai sinh cho A, bố mẹ A đăng ký thường trú cho anh A theo hộ khẩu của bố mẹ tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. A có quê tại huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh nhưng đăng ký thường trú ở khu vực phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Để biết được sự khác nhau giữa quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, các bạn có thể theo dõi bảng sau:

Quê quán Nơi đăng ký thường trú
Căn cứ xác định – Được xác định theo quê của người bố hoặc quê của người mẹ theo thỏa thuận hoặc tập quán

– Dựa theo giấy tờ gốc là giấy khai sinh, sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu hộ tịch

– Là nơi sinh sống thường xuyên của người dân

– Dựa vào sổ hộ khẩu, cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú

Ý nghĩa Biết nguồn gốc của một cá nhân Biết nơi cá nhân cư trú thường xuyên, ổn định một nơi, theo đó xác định được cơ quan có thẩm quyền quản lý theo khu vực cư trú khi thực hiện các thủ tục
Khả năng thay đổi Không thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch, chỉ cải chính nếu phát hiện bị sai Có thể thay đổi dựa vào việc di chuyển, thay đổi nơi sinh sống thường xuyên của cá nhân

Nguyên quán, quê quán được sử dụng trong loại giấy tờ nào?

Bộ Công an thường sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú chẳng hạn như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu… còn đối với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân dùng quê quán. Bộ Tư pháp sử dụng quê quán trong Giấy khai sinh. Cụ thể dưới đây:

Đối với Sổ hộ khẩu

– Kể từ ngày 20/01/2011, Thông tư 52/2010/TT-BCA chính thức có hiệu lực, trên Sổ hộ khẩu mục nguyên quán được thay thế bằng quê quán;

– Kể từ ngày 28/10/2014, ở mục quê quán được thay đổi lại là nguyên quán theo Thông tư 36/2014/TT-BCA.

Đối với Chứng minh nhân dân (CMND):

 – Kể từ ngày 01/5/1999, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP, mẫu CMND 9 số được ghi nguyên quán ở mặt trước.

– Kể từ ngày 11/12/2007, Nghị định 170/2007/NĐ-CP được thay thế từ Nghị định 05/1999/NĐ-CP, trên mẫu CMND 9 số mới không ghi nguyên quán mà thay thế bằng quê quán.

– Tiếp theo, CMND 12 số (tính từ ngày 01/7/2012), thẻ Căn cước công dân (từ ngày 01/01/2016),  thẻ Căn cước công dân gắn chip (từ ngày 23/01/2021) đều sử dụng thuật ngữ quê quán.

Cho tới thời điểm ngày nay nguyên quán và quê quán được sử dụng song song. Các loại biểu mẫu về cư trú vẫn được dùng mục nguyên quán còn thẻ Căn cước công dân và Giấy khai sinh thì sẽ sử dụng từ quê quán.

Do chưa có khái niệm thống nhất cũng như việc sử dụng còn khá nhiều điều bất cập gây không ít khó khăn cho công dân khi kê khai các giấy tờ và thực hiện những thủ tục hành chính liên quan.

Hướng dẫn cách ghi quê quán và nguyên quán trên giấy tờ

Nguyên quán

Theo điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA hướng dẫn về cách ghi nguyên quán trong các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cá nhân được quy định như sau:

  • Ghi nguyên quán theo giấy tờ khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thi ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Nếu không xác định được ông bà nội hoặc ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi rõ cụ thể địa danh hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại

nguyên quán và quê quán

Quê quán trên giấy khai sinh

Quê quán của người đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch. Quê quán người khai sinh sẽ xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc tập quán ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh

Khi ghi quê quán trong Tờ khai đăng ký khai sinh của con, cha hoặc người mẹ căn cứ vào các giấy tờ hộ tịch ghi quê quán của mình để xác định quê quán cho con

Trường hợp đứa trẻ không xác định được cha hoặc mẹ và quê quán của đứa bé thì sẽ xác định theo nơi sinh và được ghi nhận trong giấy khai sinh.

Thông tin về quê quán trên giấy khai sinh bị sai thì xử lý như thế nào?

Dựa vào khoản 1 Điều 6, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc cải chính hộ tịch theo quy định Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa các thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ yêu cầu thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của cá nhân yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Chính vì vậy, trong trường hợp thông tin liên quan về quê quán trên giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) được xác định có sai sót do trách nhiệm của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì sẽ được cải chính, sửa đổi giấy khai sinh.

Sự khác nhau giữa nguyên quán và quê quán là gì?

Quê quán và nguyên quán đều là nguồn gốc và xuất xứ của một công dân, tuy nhiên việc xác định nguyên quán và quê quán không hoàn toàn giống nhau. Căn cứ xác định nguyên quán sẽ phức tạp, sâu xa hơn so với quê quán.

  • Nguyên quán của một người là nơi xuất xứ của ông, bà nội hoặc có thể là ông, bà ngoại người đó và không phụ thuộc người cha của họ có lớn lên tại đó hay không
  • Quê quán của một người là nơi sinh ra và lớn lên của người cha đó.

Hiện nay, khái niệm nguyên quán và quê quán vẫn chưa được sử dụng đồng nhất trong các giấy tờ, văn bản pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Với sổ hộ khẩu: Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, trên sổ hộ khẩu mục nguyên quán sẽ được thay bằng quê quán. Trong khi mục quê quán được đổi lại thành nguyên quán theo Thông tư 36/2014/TT-BCA
  • Với Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP, trên mẫu chứng minh nhân dân mới (9 số) không còn ghi nguyên quán mà được thay bằng quê quán. Sau đó, Chứng minh nhân dân 12 số (từ ngày 01/07/2012) và thẻ Căn cước công dân (từ ngày 01/01/2016) đều được dùng quê quán

Xác định nguyên quán của con như thế nào?

Nguyên quán của con cái được xác định theo nơi sinh của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại của đứa trẻ. Cần chú ý rằng, trong các loại giấy tờ ngày nay, định nghĩa “nguyên quán” gần như không được sử dụng nữa, thay vào là thông tin về “quê quán”, như trong tờ giấy khai sinh.

Không giống với nguyên quán, quê quán của đứa con được xác định dựa vào nơi sinh của người bố hoặc mẹ.

Thay đổi nguyên quán trong giấy tờ hộ tịch

Tại điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 158/2005 về đăng ký. Quản lý hộ tịch quy định phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung và điều chỉnh hộ tịch như sau:

  1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng với trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định Bộ Luật Dân sự.
  2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng có sai sót trong lúc đăng ký
  3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của mẹ theo quy định Bô luật Dân sự
  4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần đến sự can thiệp của y học để xác định rõ giới tính
  5. Bổ sung nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh
  6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăn ký hộ tịch cùng các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cho phép thay đổi nguyên quán và quê quán trong giấy khai sinh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên quán là gì, quê quán là gì. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích cùng kinh nghiệm khi làm giấy tờ để tránh những sai sót về vấn đề này.

Xem thêm

Rate this post
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *