Tin tức

Dần Thân Tỵ Hợi Nhóm tứ hành xung và cách hoá giải

Dần thân tỵ hợi là nhóm tứ hành xung có thể nói là kinh điển. Và chia ra nhóm chính xung Dân – Thân, và Tỵ – Hợi. Tuy nhiên chúng ta cũng không cần quá no nắng, sợ hãi mà dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống. Có những cặp vợ chồng yêu nhau, tới lúc lấy nhau thì bị gia đình cản trở vì nằm trong nhóm tứ hành xung.

Nhóm Tứ hành xung tuổi dần thân tỵ hợi có Ý nghĩa như thế nào:

Trong 12 con giáp từ Tý đến Hợi có 3 cặp tứ hành xung: Dần – Thân, Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất,  Sửu – Mùi; Tý – Ngọ, Mão – Dậu. Muốn hiểu về “tứ hành xung” là gì phải hiểu được quy luật âm dương ngũ hành, can – chi.

Theo quy luật âm dương thì đồng khí (tức cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau, hại nhau, làm suy yếu nhau. Ngược lại trái khí tức âm với dương tương giao, tương hành, tương ứng, tương cầu với nhau.

Quy luật ngũ hành khái quát hoá thế giới vật chất bằng ngũ hành, đó là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ. Theo đó, cứ hai hành kế tiếp nhau thì hợp gọi là tương sinh, còn đứng cách nhau thì khắc, gọi là tương khắc.

Như vậy Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc và Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả.Theo dịch học, hệ Can – Chi gồm có 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và 12 Địa Chi (gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).

Thiên can và địa chi sau khi nạp âm dương, ngũ hành ta có: Giáp (dương), ất (âm) – thuộc mộc; Bính (dương) Đinh (âm) thuộc hỏa; Canh (dương), Kỷ (âm) – thuộc Kim; Nhâm (dương), Quý (âm) – thuộc Thủy; Dần (dương), Mão (âm) – thuộc Mộc; Ngọ (dương), Tỵ (âm) thuộc Hỏa; Thân (dương), Dậu (âm) thuộc Kim; Tý (dương) – thuộc Thủy; Sửu (âm) – thuộc Thổ; Mùi (âm) – thuộc Thổ; Tuất (dương) – thuộc Thổ; Hợi (âm) – thuộc Thủy.

Do đó, căn cứ vào hành và khí của các cặp trên ta có thể hiểu:- Dần – Thân, Tỵ – Hợi: Dần thuộc mộc, thân thuộc kim => mộc và kim khắc nhau. Tỵ thuộc hỏa, Hợi thuộc thủy => thủy khắc hỏa.- Thìn – Tuất. Sửu – Mùi: Thìn và Tuất đều là dương thổ, tức cùng khí đẩy nhau. Sửu và Mùi thuộc âm thổ đẩy nhau.

– Tý – Ngọ, Mão – Dậu: Tý thuộc thủy, Ngọ thuộc hỏa => thủy và hỏa tương khắc. Mão thuộc Mộc, Dậu thuộc Kim => tương khắc nhau.Bộ “tứ hình xung” dựa trên lý luận cổ học phương Đông.

Do đó, nếu ta thừa nhận học thuyết Âm Dương, ngũ hành và Can chi là đúng thì hệ quả là Dần – Thân, Tỵ – Hợi… xung nhau là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc đồng khí Âm hoặc Dương đẩy nhau và Ngũ hành tương khắc sẽ khắc diệt nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế những quy luật này chỉ nên tham khảo, không nên máy móc xem đó là căn cứ để quyết định những việc lớn trong cuộc đời.Trở lại trường hợp của hai bạn, bạn trai tuổi Tý, bạn tuổi Thân, tuy là nằm trong một cặp tứ hành xung nhưng không có quan hệ trực tiếp (hay còn gọi là bàng xung).

Nếu có thừa nhận quy luật trên, các bạn cũng không cần lo lắng sẽ khắc nhau, huống hồ nó chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể dựa vào “tứ hành xung” để quyết định những việc lớn của cuộc đời. Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.

Chuyên gia phong thủy Vũ Quốc Trung / Vnexpress

Tứ hành xung là gì ?

Người xưa lấy các con vật gần gũi với cuộc sống nhà nông để lập ra 12 con giáp, rồi dựa trên tập quán sinh hoạt của nó để đặt ra địa chi. Ví dụ như chuột thường phá vào ban đêm thì đặt giờ Tý, gà hoạt động giờ Ngọ… rồi từ đó đặt lần lượt thành 12 năm.

Trong Tứ hành xung, các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau thường được cho vào một nhóm. Những người trong cùng Tứ hành xung thường hay có tính cách nổi bật khác nhau, khắc khẩu hay khó cùng sở thích.

– Nhóm thứ nhất: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Trong bốn con giáp, Dần ứng với hành Mộc; Thân ứng với hành Kim, Hợi ứng với hành Thủy và Tị ứng với hành Hỏa. Theo ngũ hành thì Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi.

– Nhóm thứ hai: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Trong nhóm, Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.

– Nhóm thứ ba: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Mão ứng với hành Mộc, Dậu ứng với hành Kim, Tý ứng với hành Thủy, Ngọ ứng với hành Hỏa. Vậy nên, kết hợp với ngũ hành thì  Tý và Ngọ khắc kị, Mão và Dậu chống đối nhau mạnh. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chứ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.

Nhóm tứ hành xung tuổi dần gồm: * Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:

1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.

2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.

3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .

Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):

1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa

2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may

3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn

4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay

5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não

6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:

Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.

Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..

Ngũ hành:

Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.

Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:

Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)

Ngũ hành tương khắc:

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).

Ngũ hành chế hoá:

Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.

Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ

Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

>> Xem thêm giải nghĩa về tam hợp và tứ hành xung

Dần Thân Tỵ Hợi: Để hóa giải sự xung khắc này, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Sinh con hợp tuổi bố mẹ. Người con như là sự gắn kết giữa hai vợ chồng, mang đến sự yên ấm cho gia đình. Chi tiết sinh con tuổi nào hợp với bố mẹ bạn cần kết hợp với thiên can – địa chi. (Không thể chỉ phân tích dựa trên ngũ hành).
  • Sử dụng các vật phẩm phong thủy để dung hòa sự khắc kỵ giữa 2 người
  • Áp dụng các phương pháp hóa giải xung khắc vợ chồng

Nhóm tuổi: dần thân tỵ hợi ở đấy ý nói về nhóm tứ hành xung. Tham khảo mức độ xung của nhóm tuổi này và cách khắc chế, hoặc hoá giải.

Mỗi con giáp đều ẩn chứa một điều bí ẩn khác nhau để tìm hiểu chúng ta hãy cùng các chuyên gia phong thủy để biết tuổi nào hợp với tuổi nào nhé!

Trong vòng 12 con giáp, có những con hợp mệnh với nhau nhưng có những con lại vốn ‘không đội trời chung’. Vì vậy, con người khi làm mọi việc hệ trọng như làm ăn, tình yêu,…đều cần chọn những người hợp mệnh để mọi việc được suôn sẻ, may mắn. Nói chung những người đẻ cách nhau bốn năm thường tương thích (tam hợp), nhưng cách nhau sáu năm thì không nên (tứ hành xung). Bạn có thể kiểm tra tuổi hợp trước khi bắt đầu một mối quan hệ.

Dần Thân Tị Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi, Tý Ngọ Mão Dậu là 3 nhóm Tứ hành xung. Thường thường người Việt phần đông hiểu rằng những con giáp trong tứ hành xung đều xung khắc lẫn nhau nhưng hiểu như vậy là sai lầm.

Xem thêm tương sinh ngũ hành chi tiết từng bài dưới đây: 

– Thuỷ sinh Mộc 

– Mộc Sinh Hoả

– Hoả sinh Thổ

– Thổ sinh kim

– Kim Sinh Thuỷ

Theo thuyết ngũ hành tương sinh thì thủy sinh moc, hỏa sinh thổ, kim sinh thủy,.. còn tương khắc thì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy…. Do đó mà Dần xung với Thân, Mão xung với Dậu, Tị xung với Hợi, Tí xung với Ngọ. Nhìn trên một cái la bàn phong thủy hoặc một lá số tử vi thì thấy rõ rằng về mặt hình học, các con giáp xung nhau thì đối xứng với nhau trên các vị trí ở la bàn hoặc lá số.

Như thế, các con giáp chỉ xung với nhau theo từng cặp là: Dần – Thân, Tị – Hợi, Thìn – Tuất, Sửu – Mùi, Tí – Ngọ, Mão – Dậu.

Ngoài ra, còn nên lưu ý một số tuổi có xung khắc

Tuổi Tý __ khắc __tuổi Mùi và Tỵ

Tuổi Sửu __ khắc __ tuổi Ngọ

Tuổi Dần __ khắc __ Tỵ

Tuổi Mão __ khắc __ Thìn và Thân

Tuổi Thân __ khắc __ Hợi

Tuổi Dậu __ khắc __Tuất và Dần

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:

Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.

Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chuyên mục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *